Dây đai dẫn động các chi tiết của động cơ có độ căng ổn định, không cần điều chỉnh nhiều trong quá trình sử dụng tất cả là nhờ có bộ tăng đai tự động. Bài viết sau đây Panther4x4 sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết về bộ tăng đai tự động trên ô tô.
Những bộ căng đai cơ bản hiện nay
Nếu dây đai không có độ căng phù hợp thì nó sẽ không thể truyền tải hết công suất đến các phụ tải. Ngoài ra còn gây ra các tiếng kêu khi động cơ hoạt động, và có thể gây ra những thiệt hại lớn khi dây đai bị đứt. Để có thể có độ căng phù hợp thì bạn cần điều chỉnh chính xác bộ tăng đai. Trong quá trình kiểm tra và sửa chữa bạn không thể tránh khỏi việc tháo hoặc điều chỉnh bộ tăng đai.
Bộ tăng đai dạng cơ khí
Bộ tăng đai kiểu cơ khí là loại đơn giản nhất và ít hư hỏng nhất. Tuy nhiên, vì là cơ cấu cơ khí nên sẽ cần được điều chỉnh bằng tay. Điều này khiến độ căng dây đai rất dễ bị sai có thể dây đai sẽ bị quá lỏng hoặc quá căng. Thêm vào đó cần phải tính toán sự giãn nở vì nhiệt khi điều chỉnh.
Để điều chỉnh bộ tăng đai kiểu này bạn có thể dùng chìa khóa miệng để thao tác.
Trên bộ tăng đai có 2 đai ốc:
- Một đai ốc để khóa
- Một để điều chỉnh độ căng đai
Bạn chỉ cần nới lỏng đai ốc khóa rồi vặn đai ốc tăng đai và kiểm tra độ căng đai xem phù hợp không. Nếu đã phù hợp thì siết đai ốc khóa lại.
Bộ tăng đai dạng thủy lực
Bộ tăng đai thủy lực có thể là bộ tăng đai hoàn hảo nhất so với hai loại trên do có thể loại bỏ hiện tượng giãn nở vì nhiệt và không có tiếng kêu khi sử dụng. Bộ tăng đai này có một xilanh nhỏ chứa dầu động cơ, áp suất thủy lực từ bơm tạo ra sẽ tác động lên dây đai theo tốc độ động cơ.
- Vì bơm nhớt được dẫn động trực tiếp từ trục khuỷu nên tốc độ bơm sẽ tương ứng với tốc độ động cơ cũng như tải trọng. Dây đai sẽ có thể chuyền công suất tới các phụ tải một cách tối ưu nhất.
Sau khi tháo bộ tăng đai kiểu này ra bạn cần điều chỉnh lại nó sau khi lắp lại. Để chắc chắn điều chỉnh đúng cách bạn nên tham khảo cẩm nang sửa chữa của xe.
Bộ tăng đai dạng lò xo – bộ tăng đai tự động
Bộ tăng đai kiểu này cũng khá phổ biến trên các xe hơi ngày nay. Bộ tăng đai này có cấu tạo phức tạp hơn loại cơ khí ở trên, có thêm một lò xo để giữ độ căng của dây đai. Tuy nhiên, loại này cũng khá đơn giản để lắp đặt và không cần điều chỉnh nhiều. Loại này có khả năng tự thay đổi độ căng theo tốc độ của động cơ.
Vai trò của bộ tăng đai tự động
Bộ tăng đai tự động có một lò xo bên trong để cung cấp một lực căng đủ để giữ đai bám sát vào puli. Bộ tăng đai còn có thể hấp thụ các rung động trên dây đai khi ly hợp máy nén tắt hoặc mở. Từ đó cung cấp một lực căng bù để luôn giữ độ căng dây đai ổn định.
Độ bền của bộ tăng đai tự động
Tuổi thọ của dây đai sẽ rơi vào khoảng 90.000 km hoặc 5 năm. Khi dây đai sử dụng quá lâu thì nó có thể bị nứt, rách, gây ra tiếng ồn. Các vết nứt trên dây đai là bình thường nhưng nếu mật độ vết nứt quá dày thì dây đai sẽ cần thay thế.
Các hư hỏng thường gặp ở bộ tăng đai tự động
Nếu một dây đai hết hạn sử dụng không được thay thế, nó sẽ khiến các thiết bị phụ tải trên động cơ không nhận được công suất. Nhưng tình trạng thường thấy:
- Bơm nước sẽ không quay và động cơ sẽ bị quá nhiệt.
- Máy phát không quay sẽ khiến không có điện cung cấp cho ắc quy cũng như các thiết bị giải trí trên xe.
- Hệ thống trợ lực tay lái cũng bị ảnh hưởng khi bơm trợ lực không quay.
Thông thường, dây đai cũ sẽ dễ nhận ra nhưng bộ tăng đai tự động hư hỏng thì khó phát hiện. Nếu bộ tăng đai tự động hư hỏng, độ căng dây đai sẽ không đảm bảo. Dây sẽ bị trùng và không truyền được công suất, cũng như bị trượt trên puli.
Từ đó gây ra các tiếng kêu ken két khi xe tăng tốc đột ngột. Lò xo trong bộ tăng đai yếu sẽ khiến dây đai bị mòn nhanh hơn vì dây đai sẽ bị dao động ngang khi puli quay.
Dấu hiệu nhận biết bộ tăng đai tự động có vấn đề
Có các dấu hiệu phổ biến sau:
- Dây đai bị trượt do độ căng đai không đủ.
- Ắc-quy không được nạp điện từ máy phát nên nhanh hết điện.
- Dây đai bị chai do trượt nhiều.
- Tiếng kêu rít trong khoang động cơ khi xe tăng tốc.
- Bộ tăng đai bị nứt.
- Tiếng kêu từ bạc đạn puli.
Cách bảo dưỡng bộ tăng đai tự động
Kiểm tra sự chuyển động của cánh tay đòn trên bộ tăng đai khi động cơ tắt.
Sử dụng một cần tuýp dài để xoay cánh tay đòn này, không có những thông số cụ thể để đo lường lực cản của cánh tay đòn này nhưng nếu bạn cảm thấy lực cản yếu hoặc không có thì có thể lò xo bên trong bộ tăng đai bị yếu hoặc lỏng. Nếu cánh tay đòn không thể di chuyển thì có thể nó bị kẹt và cần thay thế.
Góc đặt puli cũng nên được kiểm tra để chắc chắn không có vấn đề nào về sự lắp đặt. Bất kì sự lắp đặt nào sai lệch cũng khiến hoạt động của puli trên bộ tăng đai bị ảnh hưởng.
Vì sao nên lựa chọn Panther4x4 là địa chỉ tin cậy nâng cấp xe bán tải của bạn
- Panther4x4 là công ty lớn, uy tín tại Tp HCM chuyên độ đồ chơi xe bán tải: Ford Ranger; Ford Ranger Raptor; Ford Ranger Wildtrak; Navara; Triton; Mazda BT50; Colorado. Đã và đang được nhiều khách hàng tin tưởng.
- Panther4x4 cam đoan bán hàng có chất lượng tốt nhất với giá tốt nhất thị trường.
- Đặc biệt mọi sản phẩm độ tại trung tâm độ xe bán tải Panther4x4 đều được bảo hành.
- Panther4x4 có đa dạng mẫu mã và các món đồ chơi khác nhau để bạn lựa chọn.
- Panther4x4 có cơ sở vật chất tốt, hiện đại và chuyên nghiệp.
- Nhân viên và thợ của công ty Panther4x4 là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.
- Đến với Panther4x4 bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ. Tư vấn tận tình từ các chuyên gia của chúng tôi.
- Đặc biệt Panther4x4 luôn ưu đãi cho những khách hàng cũ.
Liên Hệ Tư Vấn & Hỗ Trợ Đồ Chơi Tại Showroom